Factors affecting students’ green product purchasing decisions in Ho Chi Minh City
Mô hình nghiên cứu
Hình: Mô hình nghiên cứu quyết định mua sản phẩm xanh của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Hà Minh Trí (2022)
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích dữ liệu sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics và Amos phiên bản 24. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử dụng để kiểm chứng cấu trúc nhân tố của mô hình nghiên cứu.
Tiếp theo CFA được sử dụng để xác định chính xác mức độ chính xác của các biếnđo lường đại diện cho các biến tiềm ẩn bằng cách xem xét tính giá trị hội tụ và phân biệt (Hair et al., 2019). Trung bình phương sai trích (AVE), độ tin cậy tổng hợp (CR) và hệ số tải nhân tố (FL) và hệ số tương quan bội bình phương (SMC) được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ.
Sau đó, mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ.
Kết quả phân tích dữ liệu đã chứng minh rằng Hỗ trợ bảo vệ môi trường, Thúcđẩy trách nhiệm với môi trường, Trải nghiệm sản phẩm xanh và Thân thiện với môi trường của các công ty có mối quan hệ tích cực với các quyết định mua sản phẩm xanh trong khi sự hấp dẫn của xã hội không ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm xanh của sinh viên đại học. Đặc biệt, tính thân thiện với môi trường của các công ty có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định mua hàng.
Thang đo nghiên cứu
Thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu của Kumar và Ghodeswar (2015), K. Lee (2008) và Laroche và cộng sự (2001). Biến “hỗ trợ bảo vệ môi trường” có chín biến quan sát. Biến “thúc đẩy trách nhiệm với môi trường”, biến “trải nghiệm sản phẩm xanh” và biến “quyết định mua sản phẩm xanh” lần lượt có năm, bốn và ba biến quan sát. Biến “tính thân thiện với môi trường của công ty” và biến “hấp dẫn xã hội”, mỗi biến có hai biến quan sát. Các biến quan sát được đánh giá dựa vào thang đo Likert 5 điểm, trong đó “1” là “rất không đồng ý” và “5” là “rất đồng ý”.
Bảng 1: Thang đo Hỗ trợ bảo vệ môi trường(SEP)
Ký hiệu | Mô tả |
SEP1 | Ủng hộ việc bảo vệ môi trường là việc làm có ý nghĩa với tôi |
SEP2 | Giá của các sản phẩm xanh phải phù hợp với những lợi ích mang lại cho môi trường |
SEP3 | Tôi tin rằng việc bảo vệ môi trường là là không có nghĩa với tôi |
SEP4 | Thành phần và nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường không gây hại cho động vật và thiên nhiên |
SEP5 | Đối với một sản phẩm xanh, giá trị của nó nằm ở lợi ích mang lại cho môi trường |
SEP6 | Các thành phần và vật liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm “xanh” có thể tái chế |
SEP7 | Tôi nhận ra rằng các sản phẩm xanh phù hợp với lối sống của tôi |
SEP8 | Các sản phẩm xanh thải ra ít ô nhiễm nhất khi tôi sử dụng |
SEP9 | Tôi chọn các sản phẩm xanh thay vì các sản phẩm không phải là sản phẩm xanh khi chúng có cùng chất lượng |
Bảng 2: Thang đo Thúc đẩy trách nhiệm với môi trường (DER)
Ký hiệu | Mô tả |
DER1 | Tôi cảm thấy mình là một người cótrách nhiệm với môi trường khi tôi ủng hộ việc bảo vệ môi trường |
DER2 | Tôi phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường |
DER3 | Việc bảo vệ môi trường bắt đầu từ chính bản thân tôi |
DER4 | Tôi có thểnói rằng tôi cảm thấy hào hứng với những việc liên quan đến bảo vệ môi trường |
DER5 | Hỗ trợ bảo vệ môi trường khiến tôi trở nên đặc biệ |
Bảng 3: Thang đo Trải nghiệm sản phẩm xanh (GPE)
Ký hiệu | Mô tả |
GPE1 | Tôi chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về sản phẩm xanhcủa mình với bạn bè |
GPE2 | Tôi mua các sản phẩm xanh ngay cả khi giá của nó cao hơn giá của các sản phẩm không phải là sản phẩm xanh |
GPE3 | Tôi cố gắng thu thập thông tin về các vấn đề môi trường càng nhiều càng tốt |
GPE4 | Tôi thu thập thông tin về các sản phẩm xanh từ bạn bè của tô |
Bảng 4: Thang đo Tính thân thiện với môi trường của các công ty (EFC)
Ký hiệu | Mô tả |
EFC1 | Mua sản phẩm từ các thương hiệu ít gây hại cho môi trường khiến tôi cảm thấy hài lòng |
EFC2 | Tôi từ chối mua những sản phẩm của các công ty gây tổn hại quá nhiều đến môitrường |
Bảng 5: Thang đo Hấp dẫn xã hội (SA)
Ký hiệu | Mô tả |
SA1 | Tôi sẽ bị đánh giá là kẻ lạc hậu bởi những người xung quanh nếu như không sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường |
SA2 | Việc ủng hộ bảo môi trường làm cho tôi trông tuyệt hơn trong mắt mọi người (bạn bè sẽ thấy tôi tuyệt vời, sành điệu,… khi tôi sử dụng sản phẩm xanh) |
Bảng 5: Thang đo Quyết định mua sản phẩm xanh (GPPD)
Ký hiệu | Mô tả |
GPPD 1 | Tôi thường mua những sản phẩm xanh mà bao bì của chúng được tái sử dụng hoặc có thể tái sử dụng |
GPPD 2 | Ngay cả khi tôi tin vào những lợi ích mà sản phẩm xanh đem tới cho môi trường, tôi cũng sẽ không chi trả quá số tiền mà tôi đã định ra |
GPPD 3 | Tôi chọn mua các sản phẩm thân thiện với môi trường |
Nguồn: Hà Minh Trí (2022)
Leave a Reply