Nhân tố đại diện được dùng để thực hiện cho các phân tích tiếp theo như: phân tích tương quan và phân tích hồi quy bội. Sau khi thực hiện xong bước phân tích nhân tố khám phá (EFA), ta phải tạo các nhân tố đại diện cho từng thang đo (yếu tố) trong mô hình nghiên cứu. Các nhân tố đại diện là trung bình của các biến quan sát của các nhân tố đó. Cách tính nhân tố đại diện cho từng biến như sau
Vào thẻ Transform –> Compute Variable
Giao diện cửa sổ mới hiện ra như hình dưới. Ở ô Target Variable, các bạn sẽ gõ tên biến đại diện mới (Tên biến dựa theo tên nhân tố trong mô hình của bạn. Ví dụ: TN (thunhap), DT (Daotao)…). Mục Type & Label để các bạn điền vào chú thích cho biến, vai trò của nó giống như Lable khi các bạn tạo biến trong cửa sổ giao diện Variable View. Ví dụ biến TC là đại diện cho nhóm biến quan sát: TC1, TC2….TC4, bạn chú thích biến này là biến Tin cậy thì sẽ gõ vào mục Type & Label.
Lưu ý: Các biến quan sát (item) nào các bạn đã loại bỏ ở bước Cronbach’s Alpha và EFA rồi thì khi tạo biến đại điện các bạn sẽ không đưa vào tính nữa.
Sau khi tạo xong bấm OK, rồi sau đó vào lại giao diện Data View các bạn sẽ thây được các biến đại diện vừa mới được tạo ra bên cạnh các biến quan sát ban đầu:
Các bạn cứ lần lượt tạo từng biến đại diện cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Sau khi tạo đầy đủ các biến đại diện cho mô hình nghiên cứu đã xây dựng thì các bạn sẽ dùng các biến đại điện này để chạy các phân tích như: Tương quan Pearson, Phân tích hồi quy bội hoặc chạy Kiểm định sự khác biệt trung bình của biến phụ thuộc với các biến nhân khẩu học (ANOVA, T-test)
Leave a Reply